K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

14 tháng 1 2018

Trong sự nghiệp xậy dựng đất nước công nghiệp hoá hiện đại hoá đất nước ngày nay, xã hội ngày một phát triển. Sự hiểu biết, trình độ khả năng chuyên môn là đòi hỏi không thể thiếu của mỗi người. Tuy nhiên nhiều bạn trẻ hiện nay quá chú trọng vào việc học lý thuyết ở trường mà đôi khi quên mất phải thực hành - một điều hết sức quan trọng. Mối quan hệ giữa học và hành một lần nữa được nhấn mạnh qua câu: “Học đi đôi với hành”.

Học là sự hiểu biết, là vốn kiến thức của mỗi con người. Con người có học là con người biết suy nghĩ, có nhận thức, có sự hiểu biết. Hành là thực hành, thực hiện, vận dụng những lý thuyết đã học bằng việc làm thực tế. Học kết hợp với hành không phải là vừa học vừa làm. Cho giả dụ, nếu bạn vừa ngồi ăn cơm hay rữa chén vừa học bài thì thử hỏi bạn có thuộc nỗi không? Sự kết hợp ta nói đến ở đây là việc thực hiện những lý thuyết đã học nhầm hiểu rõ, nắm vững những vấn đề mà phần lý thuyết đó đề cặp đến để có thể vận dụng chúng một nhanh chóng, chính xác trong thực tế sau này. Như khi ta học lý thuyết môn toán Lượng giác ở trường, ta thực hành những lý thuyết đó bằng cách làm thật nhiều bài tập để có thể nắm vững những lý thuyết ấy.

Nói chung phương châm “học đi đôi với hành” là hoàn toàn chính xác. Nếu không kết hợp học với hành thì không thể đạt được hiệu suất cao trong công việc được. Bởi trong công việc cái người ta cần, quan tâm hàng đầu là sản phẩm-thành quả lao động chứ không phải là hiểu biết trên lý thuyết, một khi không đạt được chỉ tiêu đó thì dẫu cho có thành tích học tập tốt đến đâu thì ta cũng sẽ nhanh chóng bị xã hội đào thải, trỡ thành một kẻ thất bại đáng thương hại. Một kiến trúc sư đã tốt nghiệp ở truờng đại học danh tiếng với thành tích học tập rất xuầt sắc, vậy mà căn nhà do anh ta thiết kế ra lại không có chút thẳm mĩ, chất lượng ngôi nhà thì chỉ thuộc loại soàn soàn mà thôi. Một học sinh học tập rất tốt, điểm môn Công dân luôn cao, vậy mà khi ra đường trong thấy một bà lão ăn xin té ngã trên đường, không những không giúp đỡ mà ngược lại còn tỏ thái độ coi thường ghê tởm bà ấy, thiếu thực hành về mặt học vấn thì còn bù đấp lại chứ thiếu thực hành ở mặt đạo đức thì thật không thể chấp nhận. Một ngôi nhà không hoàn hảo thì còn có thể tạm sử dụng hoặc xây dựng lại, còn một con người có đạo đức suy thoái thì chỉ là đồ vô dụng. Một khi gạo đã nấu thành cơm, dù có chỉnh sửa nữa thì cái ác tâm trong đầu cũng chẳng thể nào mất đi được chỉ có nước đầu thai kiếp khác mới có thể sống tốt được, nếu không thì chỉ có thể làm hại người, xấu hổ đất nước mà thôi. Những ví dụ trên đã cho ta thấy phần nào tác hại của việc học không đi đôi với hành. Ngược lại, nếu bạn kết hợp tốt học với hành thì bạn sẽ đạt được nhìêu thành tựu.

Không phải chỉ trong thời đại ngày nay mới cần phải kết hợp học với hành. Từ ngàn xưa, phương châm học kết hợp với hành đã được áp dụng không ít. Tuy nhiên, Kiến thức của nhân loại vô cùng phong phú, khoa học kĩ thuật ngày càng cao, nếu không học tập sẽ bị lạc hậu, không phù hợp với những cái mới lạ của thế giới. Mà muốn đạt kết quả cao nhất trong việc học, sự kết giữa hợp học với hành là điều không thể thiếu. Trong thời đại ngày nay, xã hội ngày một phát triển, đất nước ngày một hội nhập với thế giới, phương châm kết hợp học với hành trở nên cấp thiết hơn bao giờ hết.

Là người học sinh, trong thời gian học tập ở nhà trường,chúng ta cần phải chăm chỉ học tập kết hợp đi đôi với hành. Học bao gồm cả văn hoá, chữ nghĩa và khinh nghiệm của cuộc sống để nâng cao trình độ văn hoá, tiếp thu công KH và CN hiện đại nâng cao về nhận thức, về chính trị xạ hội. Tích cực lao động cần cù sáng tạo. Sẵn sàng tham gia vào sự nghiệp bảo vệ tổ quốc. Và sau này, khi bước vào đời thì phải tiếp tục nâng cao trình độ hiểu biết, nâng cao chuyên môn để làm việc có hiệu quả hơn.

Tóm lại, câu phương châm trên nêu rõ tầm quan trọng của sự kết hợp giữa học và hành. Thực hiện phương châm này đúng cách ta sẽ đạt hiệu quả cao trong học tập, tạo điều kiện thuận lợi cho sự nghiệp sao này, đồng thời góp phần tích cực vào việc xây dựng một đất nước phồn vinh tiến bộ.

14 tháng 1 2018

Nguyễn Thị Hồng Nhung có thể là do người khác k sai cho bn nhé chứ như mik, mik cx đáp án của bn ở câu hỏi của mik là sai. Bn chép trên mạng mak ko đọc rõ yeu cầu đề bài j cả

23 tháng 6 2021

Tham khảo nha!

 

Trước hết, Vũ Nương là người phụ nữ hết mực yêu thương và thủy chung. Nguyễn Dữ với Chuyện người con gái Nam Xương đã cho ta thêm hiểu về nàng Vũ Nương với tình yêu thương dành cho chồng con, cho mẹ chồng và sự thủy chung vô hạn. Người vợ ấy hiểu chồng hay ghen nên nhất mực giữ gìn khuôn phép. Đặc biệt trong những tháng năm chồng đi lính, người vợ ấy thay chồng làm tròn chữ hiếu, trọn đạo làm mẹ, làm cha. Người phụ nữ bụng mang dạ chửa tiễn chồng đi lính cùng sự mong chờ chồng "trở về mang theo hai chữ bình yên" cho ta hiểu tấm lòng nàng. Tháng ngày xa chồng cũng là tháng ngày ta thấy được tình yêu thương và sự cao đẹp trong nàng. Chăm sóc mẹ già, Vũ Nương hết lòng hết dạ. Lời người mẹ trước lúc lâm chung chính là sự khẳng định cho tấm lòng của Vũ Nương. Nhưng đặc biệt nhất là tình thương với đứa con thiếu vắng tình cha. Cái bóng trên vách kia hay cũng là thương nhớ khôn cùng của người vợ sau bao ngày xa chồng. Sự thủy chung của Vũ Nương được đặ trong hoàn cảnh thử thách khi Trương Sinh hiểu lầm. Vì chứng minh, nàng sẵn sàng nhảy sông HOàng Giang. Lời thề của nàng với "Cỏ Ngu Mĩ, ngọc Mị Nương"càng soi tỏ tấm lòng và trái tim người vợ thủy chung đến vô cùng, vô tận. Sự trở lại của nàng và gặp gỡ Trương Sinh lần cuối là lời tiễn biệt của yêu thương và lòng thủy chung. Vũ Nương dưới ngòi bút Nguyễn Dữ thật đẹp và cũng thật đáng trân. Chọn lựa chi tiết, xây dựng tình huống truyện và đặc biệt là chi tiết cái bóng, chi tiết tưởng tượng kì ảo đã giúp ta hiểu và thấu hơn bao giờ hết ngòi bút nhân đạo của nhà van với nhân vật của mình. 

23 tháng 6 2021

Tham khảo nha em:

Trước hết , Vũ Nương là người phụ nữ hết mực yêu thương và thuỷ chung. Ngay cả khi lấy chồng, nàng vẫn biết tính tình không hòa hợp nhưng “cũng giữ gìn khuôn phép, không từng để lúc nào vợ chồng phải bất hòa”. Nhưng sum vầy chưa được bao lâu, chồng ra trận. Nàng ở nhà thủ tiết chờ chồng, nuôi dưỡng con cái và phụng dưỡng mẹ chồng chu đáo. Ngay cả trước khi qua đời, mẹ chồng nàng đã nói: “…xanh kia quyết chẳng phụ con, cũng như đã chẳng phụ mẹ”. Tấm lòng hiếu thảo của nàng dâu đối với mẹ chồng trong xã hội phong kiến có lẽ ta ít thấy. Ông bà ta từ ngày xưa đã dùng cụm từ “mẹ chồng nàng dâu” để nói lên sự nghiệt ngã trong quan hệ đó. Thế nhưng đối với tấm lòng của Vũ Nương, người mẹ chồng hết sức cảm động và khẳng định rằng “sau này trời xét lòng lành, ban cho phúc đức…”. Nhớ lại ngày tiễn chồng ra trận nàng có nói “Chàng đi chuyến này, thiếp chẳng dám mong đeo được ấn phong hầu, mặc áo gấm trở về quê cũ, chỉ xin ngày về mang theo được hai chữ bình yên, thế là đủ rồi…”. Chứng tỏ Vũ Nương coi tính mạng của chồng lên trên mọi công danh phù phiếm ở đời. Một người vợ thủy chung, một người con dâu ngoan hiền như người mẹ chồng đã nói lúc lâm chung “xanh kia quyết chẳng phụ con…”, thế mà nàng phải mượn dòng nước Hoàng Giang cuốn trôi nỗi đau đời.

Gợi ý :

Gợi ý

- Con người là một động vật cao cả vì con người có tình yêu thương và những đức hạnh. Có thể nói một trong những đức hạnh cao cả nhất của con người là tình yêu thương, kính trọng đối với cha mẹ. Chính vì vậy mà A-mi-xi đã từng nhắc nhở chúng ta : “Con hãy nhớ rằng, tình yêu thương, kính trọng cha mẹ là tình cảm thiêng liêng hơn cả”. Tại sao A-mi-xi lại khẳng định như vậy ?.
- Giải thích thế nào là yêu thương, kính trọng cha mẹ: biết vâng lời cha mẹ, biết quan tâm đến niềm vui, nỗi buồn và sở thích của cha mẹ; lễ phép với cha mẹ; nuôi dưỡng, chăm sóc khi cha mẹ ốm đau, già nua; tôn trọng những lời dạy bảo của cha mẹ; không làm buồn lòng cha mẹ, không làm những việc ảnh hưởng xấu tới danh dự của cha mẹ và gia đình…
- Giải thích tại sao yêu thương, kính trọng cha mẹ là tình cảm thiêng liêng nhất: không ai gần gũi, thân thiết, hy sinh và hết lòng với chúng ta hơn là cha mẹ. Những lúc chúng ta bị vấp ngã trên đường đời thì cha mẹ chính là chỗ dựa êm ái và vững chắc nhất. Tình cảm cha mẹ dành cho chúng ta bao la hơn biển cả. Cha mẹ chính là những vị ân nhân lớn nhất đời của chúng ta. “Công cha như núi Thái Sơn, nghĩa mẹ như nước trong nguồn chảy ra” – câu ca dao trên cũng đã khẳng định công lao to lớn, tình nghĩa mênh mong của cha mẹ, cha mẹ chính là nguồn cội của tinh thần, tình cảm của tất cả mọi người.
- Mối quan hệ giữa con người với cha mẹ là mối quan hệ tự nhiên, thiêng liêng và gần gũi. Nó là gốc rễ của những phẩm chất căn bản của con người: một người không biết yêu thương cha mẹ thì không thể là một người tốt đối với xã hội. Yêu thương, kính trọng cha mẹ cần phải được thể hiện một cách chân thật, cụ thể trong suy nghĩ, việc làm, lời nói.
- Chính vì vậy, từ xưa đến nay, ở phương Đông cũng như phương Tây, biểu hiện của tình yêu thương, kính trọng của con cái đối với cha mẹ chính là đạo hiếu mà tất cả đều công nhận là nền tảng của đạo đức. Từ ngàn xưa chữ hiếu đã được đặt lên hàng đầu và là người Việt Nam, không ai không nhớ đến những ca dao quen thuộc: “Một lòng thờ mẹ kính cha, cho tròn chữ hiếu mới là đạo con”. Trong lịch sử cũng như văn học, rất nhiều tấm gương hiếu thảo đã được đề cập và nhắc nhở, ví dụ như trong “Nhị thập tứ hiếu”… và những tấm gương ấy luôn tạo được những xúc động trong tâm hồn của người đọc ở mọi thời đại.
- Nếu tất cả mọi người đều làm tròn bổn phận yêu thương và kính trọng cha mẹ thì chắc chắn xã hội loài người sẽ trở nên tốt đẹp hơn nhiều.
- Cuộc sống càng vội vàng, hối hả bao nhiêu, lời nhắc nhở của nhà văn A-mi-xi càng có giá trị đối với mọi người bấy nhiêu. Đây có thể là một liều thuốc giúp mọi người chống lại bệnh vô cảm và ích kỷ?.

Vũ Nương là người con dâu hiếu thảo với mẹ chồng..Vũ Nương là con nhà nghèo, một phụ nữ bình dân. Người đã được giới thiệu trong truyện “ tính tình đã thùy mị nết na lại thêm tư duy tốt đẹp. Còn chồng nàng, Trương Sinh, là một người đa nghi, con nhà giàu, ít học. Chính những tính nết này đã đẩy Vũ Nương vào bi kịch.Nguyễn Dư đã tập trung khắc họa vẻ đẹp đức hạnh của Vũ Nương trong các mối quan hệ với chông, với mẹ chồng và với bé Đản – đứa con yêu quý của nàng. Để làm nổi bật nàng, nhà văn đã đặt nhân vật của mình vào các hoàn cảnh, tình huống đặc biệt. Nàng là một người vợ thủy chung, hết mực yêu thương chồng. Khi mới lấy chồng, Vũ Nương cư xử đúng mực, nhường nhịn, giữ gìn khuôn phép, nên cho dù Trương Sinh có tính đa nghi, đối với vợ thường phòng nghừa quá mức nhưng gia đình vẫn luôn êm ấm thuận hòa. Khi tiễn chồng đi lính, nàng không trông mong vinh hiển, chỉ cầu mong chồng được bình yên trở về: “ Chàng đi chuyến này … mang theo 2 chữ bình yên thế là đủ”. Nàng rất cảm thông với nỗi vất vả gian lao mà chông nàng sẽ phải chịu đựng nơi trận mạc. Nàng đã nói lên nỗi khắc khoải, nhớ nhung của mình – những lời nói ân tình đằm thắm này của nàng khi tiễn chồng đã làm cho người đọc xúc động. Khi Trương Sinh đi chiến trận, xa chồng, Vũ Nương càng tỏ rõ là người vợ thủy chung, yêu chông hết mực. Mỗi khi thấy bướm lượn đầu mùa – cảnh vui mùa xuân hay mây che hình núi – cảnh buồn mùa đông, nàng lại chạnh nỗi nhớ nhung da diết, thổn thức tâm tình. Tiết hạn đấy của Vũ Nương cũng được khẳng định lại trong câu nói với chồng: “ … cách biệt 3 năm, giữ trọn một tiết, tô son điểm phẩn, từng đã nguôi lòng…”. Nàng còn là 1 người con dâu hiếu thảo với mẹ chồng. Trong lúc chồng đi vắng, nàng đã sinh con. Một mình vừa nuôi con nhỏ, vừa chăm lo săn sóc mẹ chồng. Khi mẹ chồng ốm, nàng đã hết lòng chăm sóc, lễ bái thần phật, lấy lời ngọt ngào khuyên đơn. Khi mẹ chồng mất, nàng lo ma chay, tế lễ chu đáo như với cha mẹ đẻ của mình. Lời trăn trối của mẹ chồng đã ghi nhận công lao của Vũ Nương với gia đình nhà chồng. Vũ Nương đã làm tròn bổn phận của một người mẹ rất mực yêu thương con. Khi chồng đi lính, nàng đã sinh con một mình, dành hết tình yêu thương cho bé Đản. Nàng đã yêu con bằng cả phần người cha cộng lại. Nàng còn chỉ bóng của mình trên tường để dỗ con vì thương con thiếu vắng tình cha. Nàng là một người phụ nữ trọng nhân phẩm và nghĩa tình. Khi bị chồng nghi oan, Vũ Nương đã cố phân trần để chồng hiểu rõ tấm lòng mình. Nàng nói lên thân phận mình, nói đến tình nghĩa vợ chồng và khẳng định tấm lòng thủy chung, trong trắng, cầu xin chồng đừng nghi oan. Nàng đã tìm mọi cách để cứu vãn, hàn gắn hạnh phúc gia đình đang nguy cơ tan vỡ. Vũ Nương đã chọn cái chết để tự minh oan cho mình, để bảo vệ nhân phẩm của người phụ nữ. Tìm đến cái chết là tìm đến giải pháp tiêu cực nhưng đó là giải pháp duy nhất của Vũ Nương. Lời than của nàng là 1 lời thề nguyện: “Xin thần sông chứng giám…” Hành động trầm mình tự vẫn của nàng là hành động quyết liệt cuối cùng để bảo toàn danh dự. Đối với người phụ nữ bất hạnh ấy, phẩm giá còn cao hơn cả sự sống. Vũ Nương còn là 1 người phụ nữ rất coi trọng tình nghĩa. Dù thương nhớ về quê hương song nàng quyết giữ lời hứa với Linh Phi
k mink nha

23 tháng 6 2021

Vũ Nương là người mẹ hết lòng yêu con. Thật vậy, phẩm chất ấy của nàng được thể hiện rất rõ trong những năm tháng mà Trương Sinh đi lính. Trong khoảng thời gian dài ba năm ấy, nàng đã một mình sinh con, nuôi con khôn lớn. Chẳng những thế, nàng còn vừa làm cha vừa làm mẹ, dành hết tình yêu thương cho con để bù đắp tình yêu thương của cha mà con đang chưa có. Vì yêu thương con, không muốn con bị thiếu tình yêu thương của cha, nên nàng chỉ bóng mình trên vách bảo đó là cha con. Đó chính là sự hy sinh, tảo tần và yêu thương con, chăm lo cho gia đình của nàng suốt mấy năm Trương Sinh đi lính. Nàng chấp nhận cô đơn, chấp nhận vất vả khi không có chồng ở bên cũng vì tình yêu thương dành cho con. Nhưng nàng không biết rằng chính chiếc bóng ấy đã đẩy nàng đến nỗi oan khuất sau này. Tóm lại, Vũ Nương là người mẹ có tình yêu thương con sâu sắc.

15 tháng 3 2023

Gợi ý cho em các ý để em viết: 

Mở bài: Giới thiệu về nhà văn Nam Cao và tác phẩm Lão Hạc 

Giới thiệu về vấn đề cần nói tới (Phân tích nhân vật lão Hạc) 

Thân bài: 

Hoàn cảnh của lão Hạc: 

+ Con trai bỏ đi 

+ Ở một mình với con chó Vàng 

+ Ốm yếu, nghèo đói 

+ Lương thiện, nhân hậu, tự trọng 

Phẩm chất của lão: 

+ Nhân hậu: Yêu thương con chó Vàng 

+ Yêu thương con: Quyết giữ mảnh vườn cho con, thương con không lấy được vợ. 

+ Luôn tự lo liệu, không muốn phiền hà hàng xóm 

+ Giàu lòng tự trọng 

Bày tỏ suy nghĩ của em về lão Hạc? 

Kết bài. 

Bày tỏ suy nghĩ của em về lão Hạc thêm một lần nữa.

_mingnguyet.hoc24_ 

viết 1 đoạn văn ( 15 - 20 dòng ) triển khai luận điểm " con người cần có lòng kiên trì , nhẫn lại " viết 1 đoạn văn ( 15 - 20 dòng ) triển khai luận điểm " nếu khi còn trẻ không chịu học tập thì lớn lên chẳng làm được việc gì có ích " viết 1 đoạn văn ( 15 - 20 dòng ) triển khai luận điểm " con ng cần có lòng biết ơn những ng đã gây dựng lên thành quả " viết 1 đoạn văn ( 15 - 20 dòng ) triển khai luận...
Đọc tiếp

viết 1 đoạn văn ( 15 - 20 dòng ) triển khai luận điểm " con người cần có lòng kiên trì , nhẫn lại "

viết 1 đoạn văn ( 15 - 20 dòng ) triển khai luận điểm " nếu khi còn trẻ không chịu học tập thì lớn lên chẳng làm được việc gì có ích "

viết 1 đoạn văn ( 15 - 20 dòng ) triển khai luận điểm " con ng cần có lòng biết ơn những ng đã gây dựng lên thành quả "

viết 1 đoạn văn ( 15 - 20 dòng ) triển khai luận điểm " con ng cần có lòng thương yêu đối vs mọi người "

viết 1 đoạn văn ( 15 - 20 dòng ) triển khai luận điểm " ý thức chấp hành trật tự ATGT của các bạn HS trong trường "

viết 1 đoạn văn ( 15 - 20 dòng ) triển khai luận điểm " ko thể sống thiếu tình bạn "

viết 1 đoạn văn ( 15 - 20 dòng ) triển khai luận điểm " đoàn kết sẽ tạo lên sức mạnh "

7
16 tháng 4 2018

viết 1 đoạn văn ( 15 - 20 dòng ) triển khai luận điểm " con ng cần có lòng thương yêu đối vs mọi người "

Lòng yêu thương là một trong những phẩm chất cao đẹp của không chỉ mỗi cá nhân mà của cả nhân loại. Đối với tuổi trẻ, những con người đang bước vào ngưỡng cửa cuộc đời, cần trau dồi trí tuệ nhưng nhất định không thể bỏ quên một giá trị cơ bản nhất khi làm người, đó là biết trân trọng giá trị của tình yêu thương.
Tình yêu thương là những xúc cảm phát ra tự đáy tâm hồn biểu hiện, sự chia sẻ, thấu hiểu, đồng cảm với đồng loại. Nếu không biết yêu thương những cảnh đời bất hạnh; nếu không biết trân trọng những người có phẩm chất, tình cảm cao đẹp và không biết nghiêm khắc rèn luyện, trau dồi nhân phẩm mình; không biết để cho trái tim mình trỗi lên những xúc cảm yêu thương thì đó là người có trái tim “tật nguyền” về cảm xúc hay nói cách khác là vô cảm.
Từ muôn đời nay, mối quan hệ giữa mẫu từ, phụ tử bao giờ cũng thiết lập bởi tình yêu thương và vì thế nó trở thành những tình cảm thiêng liêng bậc nhất của nhân loại. Cũng chính vì thế, mà mối tình cảm ấy đã đi vào đời sống văn chương và nó trở thành những vần thơ, những câu chuyện giàu tính nhân văn nhất. Bài thơ “Thư gửi mẹ” của Ê-xê-nhin - thi hào Nga đã lay động biết bao nhiêu trái tim con người. Câu chuyện Chứ Đồng Tử trong kho tàng văn học dân gian Việt Nam làm ta nhớ mãi về tấm lòng của Chử Cù Văn - người cha hết mực thương con. Và còn biết bao câu chuyện về tình yêu thương khác nữa đã làm ngời sáng giá trị của tình người, tình đời. Mỗi mùa hè đến, những sinh viên với chiếc áo xanh của niềm tin và hi vọng đã lặn lội khắp nơi giúp đỡ những đồng bào khó khăn trên khắp dải đất này đã trở thành biểu tượng sáng đẹp về tình yêu thương, biết sống vì yêu thương. Câu chuyện Nguyễn Hữu Ân đã chia "Chiếc bánh thời gian" của mình để chăm sóc những bệnh nhân là hình ảnh đẹp mà tuổi trẻ cần học tập. Bên cạnh những thanh niên biết vun đắp, biết đối nhân xử thế bằng tình yêu thương, thì vẫn còn một số ít đang sống hờ hững, lạnh lùng, vô cảm với xung quanh. Lối sống ích kỉ ấy là một hiện tượng cần lên án, vì nó đi ngược lại với truyền thống trọng tình, quý nghĩa của cha ông ta. Ngày nay, sống trong xã hội văn minh hơn, thì tình thương càng phải được đề cao hơn. Đó là điều tuổi trẻ cần ý thức và nhận ra trách nhiệm sống của mình.
Tuổi trẻ là đối tượng phải mang cho mình nhiều trọng trách nhất đối Với chính bản thân, gia đình và xã hội. Vì thế, trong muôn vàn điều phải học trong kho tàng tri thức của nhân loại phải nhận thức đúng đắn tình thương là đỉnh cao của văn minh nhân loại. Hãy biết sống sẻ chia, cảm thông, thấu hiểu và hướng về cộng đồng, để hoàn thiện nhân cách mình và trở thành những công dân có ích.

16 tháng 4 2018

viết 1 đoạn văn ( 15 - 20 dòng ) triển khai luận điểm " đoàn kết sẽ tạo lên sức mạnh "

Trong cuộc sống của chúng ta, tinh thần đoàn kết là một trong những đức tính tốt mà chúng ta cần phải trang bị cho mình. Nó giúp cho chúng ta vượt qua bao phong ba bão táp của cuộc đời. Đôi khi trong công việc để thành công chúng ta không thể dựa vào sức mạnh của cá nhân mà phải cần đến sức mạnh của tập thể, của sự đoàn kết. Vậy đoàn kết có giá trị như thế nào trong xã hội của chúng ta?

Vậy đoàn kết là gì? Nghĩa là những cá nhân riêng lẻ cùng nhau hợp sức lại, tạo nên một sức mạnh vững chắc giải quyết tốt vấn đề mà tập thể đang muốn thực hiện. Tại sao chúng ta phải có tinh thần đoàn kết trong mọi việc thì sẽ dẫn đến thành công? Trước hết, tinh thần đoàn kết thể hiện phẩm chất đạo đức cần có ở mỗi chúng ta. Đó chính là yếu tố hàng đầu dẫn đến thành công trong mọi công việc. Ví như ta đang cần giải quyết một bài toán, nhưng ta không thể giải quyết được nó vì nó quá khó cho nên nếu họp nhóm lại thì mỗi người thêm một suy nghĩ thì chắc chắn đáp án sẽ được giải quyết nhanh gọn thôi. Đó là thể hiện của sự đoàn kết trong học tập. Trong lịch sử xa xưa, nếu nhân dân ta không trên dưới một lòng, không đoàn kết, nắm tay lại với nhau thì không thể nào đánh đuổi được giặc ngoại xâm hung tàn, ác bá. Trong kho tang ca dao, tục ngữ ông bà ta cũng có những câu thể hiện nội dung của sự đoàn kết như “Đoàn kết thì sống, chia rẽ thì chết”, “Chung lung đấu cật”, “Nhiều tay vỗ nên kêu”, “Một cây làm chẳng nên non/ Ba cây chụm lại nên hòn núi cao”, “Góp gió thành bão”,…

Thế nhưng trong cuộc sống vẫn còn đâu đó những con người đoàn kết lại làm việc xấu, gây thương hại đến người khác. Trong trường học, nhiều học sinh tự chia nhau thành các nhóm riêng rẽ, gây mất đoàn kết nội bộ trong lớp khiến cho tình cảm bạn bè bị sứt mẻ. Có học sinh chỉ vì lợi ích của cá nhân bàn ra tán vào gây ảnh hưởng nặng nề đến tinh thần đoàn kết của cả lớp. Những trường hợp như vậy thật đáng bị phê phán.

Tinh thần đoàn kết là một trong những đức tính tốt và quý báu mà ta cần giữ gìn và phát huy, nhân rộng đến mọi người xung quanh. Bản thân em cũng sẽ luôn gắn kết, hòa hợp với mọi người xunh quanh tạo nên tính đoàn kết theo đúng nghĩa vốn có của nó.

18 tháng 5 2022

Ngày hôm nay em đi học, khi ra ngoài đường em gặp một bà cụ, trên tay bà có giỏ xách nặng. Em hỏi bà có cần em giúp bà mang đi một quãng đường không? Bà gật đầu và nói: cảm ơn cháu nhé!

Khi đi bà nói: "con coi chừng trễ học nghe, cứ đưa cho bà xách" . Em nói với bà em đủ giờ đến trường. Bà đến trạm xe buýt và dừng ở đó, em trao giỏ lại cho bà và đi học tiếp. 

Em nghĩ rằng giúp đỡ ai đó là niềm vui mặc dù có thể mất đi chút thời gian nhưng cũng nên làm. (câu ghép : nhưng)

21 tháng 10 2021

Cô bé bán diêm có một hoàn cảnh thật bất hạnh. Mẹ mất sớm, em sống với người cha hay chửi bới, mắng nhiếc và đe dọa đánh đập. Trong đêm giao thừa, khi nhà nhà đều quây quần bên lò sưởi ấm cúng, cây thông Nô-en được trang hoàng rực rỡ những ngôi sao và bàn cỗ đầy đặn thức ăn, cùng nhau đón chào một năm mới với bao điều tốt đẹp. Cô bé tội nghiệp ấy vẫn lang thang ngoài đường trong giá buốt, không ai để ý đến em, mua cho em những que diêm nhỏ bé. Em nép vào góc tường tăm tối và quẹt những que diêm như muốn xua đi không khí lạnh buốt. Khi ánh sáng nhỏ nhoi sáng lên, em như sống trong những mộng tưởng tươi sáng về lò sưởi ấm áp, bàn cỗ đầy đủ thức ăn, rồi em mơ về bà và cùng bà bay lên cao mãi. Cuối cùng, em đã chết trong đêm giao thừa lạnh lẽo ấy, sự ra đi của em như sự giải thoát khỏi những tăm tối của cuộc đời. Em được đến bên người thân ở một thế giới khác. Nhà văn đã nâng đỡ linh hồn của em bé đáng thương, dường như không phải em chết mà em đang đi vào cõi bất tử, nơi có tình thương bao la của bà em mà em từng khao khát với nụ cười mãn nguyện. Câu chuyện với kết thúc buồn đã để lại bao xúc động trong lòng người đọc. 

21 tháng 10 2021

Nhưng nó kêu viết câu chủ đề mà cậu